Nghệ thuật Hát Bội
Hát Bội khởi nguồn từ sân khấu tuồng khoảng thế kỷ XIII và phát triển mạnh ở miền Trung thời nhà Nguyễn, khi đến Nam Bộ, sân khấu tuồng đổi thành sân khấu hát bội, tuy khác nhau tên gọi, nhưng nghệ thuật căn bản giống nhau về bài bản, hát nam, hát khách…Dàn nhạc có: bộ gõ (các loại trống), bộ hơi (các loại kèn) v.v…
Những vở tuồng đầu tiên như: San hậu, Kim thạch Kỳ duyên nổi tiếng vào giữa thế kỷ XIX trên sân khấu Gia Định, hoặc ở Bạc Liêu như gánh hát của Bầu An (tức ông Lê Tài An, thân sinh của ông Lê Tài Khị, tức Nhạc Khị
Hát Bội Nam Bộ có những bảng hiệu lừng danh như Bầu Bòn, Bầu Thắng…, có những nghệ sĩ ngôi sao như cô Năm Đồ, cô Ba Út v.v…
Thời gian gần đây, thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nghệ thuật Hát Bội càng được quan tâm và phát huy hơn nữa, xứng với tầm vóc sân khấu ca kịch truyền thống của Nam Bộ