Phong trào đô thị Sài Gòn
Các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo bí mật của Đảng đã vận dụng linh hoạt nhiều hình thức, tổ chức nhiều biện pháp lúc công khai, hợp pháp, lúc bí mật, tranh thủ mọi lực lượng, mọi thành phần, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia cách mạng :
1. Các cuộc biểu tình, đình công đòi quyền dân chủ, phản đối Mỹ ngụy của công nhân nhà máy Vimitex, Vinatexco, Hãng pin con ó, Bệnh viện Grall …
2. Đại hội phụ nữ “Phong trào đòi quyền sống”.Những chiếc áo của chị em nữ tù mặc phản đối chiến tranh, đòi hòa bình, tự do, đòi quyền sống.
3. Hội Bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ.
4.Đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn trong giai đoạn 1970 – 1972 : Bãi khóa chống quân sự hóa học đường; đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam; tự chế bom xăng đốt xe Mỹ trên đường phố Sài Gòn …
5. Phong trào Dân tộc tự quyết
– Bộ quần áo của luật sư Nguyễn Long – Chủ tịch “Phong trào Dân tộc tự quyết” mặc khi bị ngụy quyền Sài Gòn kết án 10 năm tù khổ sai tháng 7/1972.
– Các tài liệu, nội san “Phong trào Dân tộc tự quyết” – tố cáo tội ác chiến tranh.
6. Phong trào “Ký giả đi ăn mày”
Sau Hiệp định Paris, để chống lại nguyện vọng hòa bình, hòa giải, hòa hợp dân tộc của nhân dân Việt Nam, cùng với những hoạt động quân sự, chính quyền tay sai đứng đầu là Nguyễn Văn Thiệu – đã ra luật 007 nhằm tìm cách khủng bố báo chí, bưng bít dư luận. Theo luật này, một số báo bị tịch thu, đưa ra tòa xét xử, một số người làm báo bị tù, chủ báo bị phạt, bị tịch thu tiền ký quỹ; 70% người làm báo bị thất nghiệp từ ngày luật này được áp dụng…. Điều này đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ. Để thể hiện sự phản đối của mình với luật 007, các đoàn ký giả ở Sài Gòn đã tập hợp lại với nhau tìm biện pháp đấu tranh và cuối cùng, đã nhất trí phát động đấu tranh dưới hình thức ký giả xuống đường đi ăn mày. Ngày 10/10/1974 được chọn làm ngày xuống đường, được ban tổ chức (là đại diện của ba hội đoàn ký giả: Nghiệp đoàn ký giả Việt Nam, Hội Ái hữu ký giả Nam Việt) thông báo với chính quyền Sài Gòn và đăng báo kêu gọi giới làm báo tham gia…
Cuộc biểu tình đã thu hút sự quan tâm chú ý của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí trong, ngoài nước, giáng một đòn chí tử vào chủ trương đàn áp báo chí của chính quyền Sài Gòn. Hãng tin UPI (Mỹ), AFP (Pháp), Reuter (Anh) đều cho đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong 9 năm cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu.
Nón lá, bị, gậy – đi xin ăn trong ngày “Ký giả ăn mày 10/10/1974” phản đối ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu.