Chiến dịch Hồ Chí Minh
Từ cuối năm 1974, thời cơ xuất hiện, lực lượng vũ trang, biệt động, lực lượng chính trị công khai, bán công khai đẩy mạnh hoạt động chính trị, quân sự, binh vận ở khắp mọi nơi từ vùng ven, nội thành, đến sào huyệt của kẻ thù …, làm cho tình thế cách mạng ngày càng thêm chín muồi.
Đầu năm 1975, đón nhận thời cơ, quân dân Sài Gòn – Gia Định tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tích cực điều kiện giúp các binh đoàn chủ lực từ các hướng tiến về Sài Gòn với khẩu hiệu : “Thần tốc – Táo bạo – Bất ngờ – Chắc thắng”.
1. Bộ Chính trị họp quyết định tổng tiến công Xuân 1975
Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị đã họp và nhận định: cuộc Tổng tiến công chiến lược đã giành được thắng lợi cực kỳ to lớn, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn, giải phóng 16 tỉnh, đưa số nhân dân vùng giải phóng lên 8 triệu; thời cơ chiến lược tiến hành Tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn toàn chín muồi. Cần có quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng tư năm 1975.
2. Diễn biến chiến dịch Giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng từ 4/3 đến 3/4/1975
– Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên : bằng nghệ thuật chỉ đạo nghi binh khiến địch lầm tưởng ra tập trung đánh Pleiku, Kontum; bộ đội tiến vào giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột ngày 13/3/1975. Toàn bộ hệ thống phòng thủ quân ngụy ở Tây Nguyên bị tan rã, buộc chúng phải rút lui chiến lược Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi.
– Chiến dịch Huế, Đà Nẵng: diễn ra trên thế trận các binh đoàn chủ lực của ta có đầy đủ điểu kiện tấn công, bao vây và giải phóng Huế ngày 25/3/1975. Đà Nẵng ngày 29/3/1975. Toàn bộ hệ thống phòng thủ chiến lược quan trọng ở miền Trung bị xóa bỏ.
3.Các đồng chí Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh :
Ngày 8/4/1975 tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được thành lập gồm :
– Tư lệnh : Đại tướng Văn Tiến Dũng
– Chính ủy : đồng chí Phạm Hùng
– Cố vấn : đồng chí Lê Đức Thọ
4. Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Từ ngày 14/4/1975, chiến dịch giải phóng Sài Gòn được vinh dự mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Chỉ huy chiến dịch đã quyết định lập Sở Chỉ huy tiền phương tại xã Long Nguyên, cách Sài Gòn hơn 60km đường chim bay. Từ đây, các quyết định, chỉ thị đã kịp thời triển khai đến các quân đoàn, các đơn vị.
a. Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung người ném bom Dinh Độc Lập ngày 8/4/1975, sau đó bay trở về vùng giải phóng tại sân bay Phước Long. Ngày 28/4/1975, anh đã cùng Phi đội Quyết Thắng gồm 5 máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện kế hoạch hợp đồng binh chủng tổng tiến công giải phóng Sài Gòn.
b. Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập hồi 11h30 sáng 30/4/1975.
c. Quang cảnh ghi âm Dương Văn Minh tuyên bố đấu hàng vô điều kiện ngày 30/4/1975.
d. Chóp sắt cổng chính Dinh Độc Lập bị xe tăng quân giải phóng đánh sập.
5. Hiện vật tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh
a. Máy bộ đàm PRC25 của tiểu đội an ninh vũ trang T4 mang theo cùng đồng chí Mai Chí Thọ, Bí thư Khu Sài Gòn – Gia Định.
b. Bộ máy thu phát 81B của tổ điện báo Ban Thông tin Trung ương Cục miền Nam.
c. Báo “Tin Gia Định” – Ban Tuyên huấn 14 ở Hố Bò, Củ Chi ra số Xuân Ất Mão 1975.
d. Loa của nhân dân phường Phan Thanh Giản dùng kêu gọi quân ngụy đầu hàng, giao nộp vũ khí ở bót Phan Đình Phùng Quận 3.
e. Chiếc máy may Tung Yuen của đồng bào ngã tư Bảy Hiền may cờ, khẩu hiệu chuẩn bị treo trong ngày giải phóng Thành phố.
6. Giới thiệu các cuộc xuống đường của một số tổ chức yêu chuộng hòa bình các nước anh em, phản đối đế quốc Mỹ xâm lược, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, hòa bình cho Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết quốc tế.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc với thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử – giải phóng Sài Gòn, buộc ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã mở ra trang sử mới : độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi mùa Xuân 1975 “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.