Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
Thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị tháng 12/1967 “Chuyển cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới”, Trung ương Cục quyết định tổ chức “ Tổng công kích, tổng khởi nghiã, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn làm trọng điểm”, kế hoạch chuẩn bị hết sức bí mật và khẩn trương: thành lập 6 phân khu có nhiệm vụ từng hướng tiến công đánh Sài Gòn. Lực lượng biệt động đánh chiếm các cơ sở đầu não. Các đội vũ trang Thành Đoàn, Công vận, Phụ vận chịu trách nhiệm các mục tiêu cấp quận. Đồng thời hậu phương lớn miền Bắc cũng dồn sức người, vũ khí, vật chất, tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam. Các cơ sở nội thành bí mật chuẩn bịnơi cất giấu vũ khí, nơi ém quân. Hiệu lệnh tấn công là bài thơ chúc Tết Mậu Thân của bác Hồ. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy bắt đầu lúc 0h 30 phút ngày 30/1/1968, diễn ra 3 đợt: 30/1 đến 25/2, 5/5 đến 15/6, 17/8 đến 30/9.
1. Tòa Đại sứ Mỹ bị trúng đạn B – 40 của quân giải phóng.
2. Xe bò : Gia đình Ông Dương Văn Ten ở Củ Chi dùng nghi trang vận chuyển vũ khí, thuốc nổ từ Suối Sâu – Tây Ninh về Sài Gòn chuẩn bị cho trận đánh Tòa Đại Sứ Mỹ dưới hình thức vận chuyển gỗ và rau củ vào Thành phố. Thuốc nổ, lựu đạn … được đặt vào trong những khúc gỗ khoét ruột, chẻ đôi và ghép lại bằng cách trét phân bò, ngăm trong bùn.
3. Đài phát thanh Sài Gòn.
4.Tổng Nha cảnh sát.
5. Dinh Độc Lập … bị quân giải phóng và lực lượng biệt động tiến đánh.
6. Sưu tập hiện vật trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
– Tủ thuốc lá : giao liên nội thành nghi trang giấu tài liệu.
– Chiếc đồng hồ : hẹn giờ liên lạc.
– Bộ chân đèn thờ : giấu tài liệu.
– Loa, máy đánh chữ : của Ban Tuyên huấn Sài Gòn – Gia Định.
– Chiếc lu gốm : Dùng làm hầm trú ẩn cho đồng chí Võ Văn Kiệt trong thời gian chuẩn bị cho tổng tiến công Mậu Thân 1968, đặt tại gia đình má Tám Long, cơ sở cách mạng ở huyện Bình Chánh.
– Chiếc ghe hai đáy : Phương tiện chuyên chở vũ khí bí mật về vùng ven Sài Gòn, đáy dưới chất vũ khí, khoang trên chất trái cây, thực phẩm để ngụy trang.
– Chiếc xe Suzuki : Cánh giao liên công khai dùng chở đồng chí Nguyễn Thái Sơn (Bảy Bình) năm 1967 và các cán bộ hoạt động tại nội thành trong đợt tổng tiến công năm 1968.
– Bóp, khăn, sổ tay công tác có ảnh chân dung Hồ Chủ tịch của liệt sĩ anh hùng Lê Thị Riêng – ủy viên Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam bị Mỹ ngụy bắt và bí mật thủ tiêu ngày mùng 2 Tết Mậu Thân.
7. Một số vũ khí đã sử dụng trong đợt Mậu Thân.
Cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân là đòn tấn công bất ngờ khiến cho Mỹ ngụy choáng váng. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng bất lợi cho ta, tổn thất về quân số cũng như việc lộ các cơ sở nội thành là không nhỏ. Nhưng chiến dịch Mậu Thân có ý nghĩa to lớn, mở ra bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến, làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc chúng xuống thang chiến tranh và đồng ý cử đại biểu đàm phán tại Hội nghị Paris.