Tòa nhà bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, xưa là dinh Thống đốc Nam Kỳ, tòa án tối cao và thường được gọi nôm na là dinh Gia Long vì nằm trên đường cùng tên, do kiến trúc sư người Pháp – Alfred Foulhoux thiết kế, được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 theo phong cách kiến trúc gothique với phần mái lại mang dáng dấp Á Đông.
Hình thể tổng quát tòa nhà, với các cột trụ lớn nhỏ ở mặt tiền gợi dáng kiến trúc cổ của bảo tàng danh tiếng Louvre Paris do kiến trúc sư Claude Perrault thiết kế năm 1670 dưới triều hoàng đế Louis XIV, với hai hàng cột trụ chắn ngay hai bên cổng ra vào. Tiếc thay cổng này được sửa đổi năm 1943 bằng cách xây dựng một mái hiên.
Bức tượng bán thân ở giữa mặt tiền tam giác, biểu hiện cho nền Cộng hòa Pháp với vẻ nghiêm trang bằng mặt nạ cau có (có thể là đầu con Sứa) và dịu dàng bằng những kiểu chạm trổ ở mỗi bên, tượng trưng cho thế giới quyến rũ như: cành dương liểu, hình tràng hoa, lá bao xung quanh, rắn khoanh tròn, đóng khung bằng con gà và chim cú (ngày và đêm) ở hai góc mặt tiền, một vòng hào quang phía sau đầu tượng bán thân
ví như mặt trời nhân hậu.
Những trang cảnh chạm trổ khác tương đối nhiều, hợp với các tháo móc kiến trúc đa điệu của tòa nhà. Những kiểu vẽ hình học (đĩa) thể hiện cho động vật và thảo mộc tô đậm nền trụ ngạch mặt tiền.
Một khuôn mặt trẻ với mái tóc xỏa hình cánh chim, đeo xâu chuổi ngọc tạo vẻ cầu kỳ cho các trụ cột lớn giống thần Thương mại Ba Tư xưa Hermès – Mercure, vì mục đích ban đầu tòa nhà này là bảo tàng Thương mại, ta còn thấy biểu hiện của vị Thần và mũi thuyền tô điểm cho đầu cột phía Tây – nam dinh.
Những chi tiết chạm trổ trên mái nhà kiểu tây phương dọc theo tầng lầu tượng trưng cho động vật và thảo mộc của một cảnh vật lưỡng thể đó là những con thằn lằn và chim cao cẳng chuyển động bằng cách uống cong hoặc xòe cánh. Các hình vẽ tưởng tượng không làm giảm đi vẻ oai nghiêm tổng thể gợi cho ta cảnh đầm lầy Nam bộ.