Phong trào Dân chủ 1936 – 1939
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, cải thiện đời sống của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác càng phát triển mạnh mẽ ở Thành phố trong những năm 1936 – 1937. Đặc biệt năm 1936, Mặt trận Bình dân được thành lập ở Pháp do Đảng Xã hội nắm quyền sau thắng lợi của cuộc tuyển cử tháng 4/1936. Đây là một chính phủ tiến bộ với chương trình cải cách mới, có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Đông Dương. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta.
Ngày 9/1/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới lần II bùng nổ. Đế quốc Pháp nhảy vào vòng chiến, Chúng ra sức vơ vét của cải của nhân dân ta bằng cách tăng sưu thuế, mở quốc trái, lạc quyên và đẩy mạnh việc bắt phu, bắt lính để phục vụ cho chiến tranh đế quốc . Điều này đã gây bất bình, căm phẫn trong nhân dân.
Từ tình hình thực tế, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp hội nghị lần IV (tháng 11/1939) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ – Tổng Bí thư Đảng chủ trì. Hội nghị xác định nhiệm vụ của các dân tộc Đông Dương là thành lập Mặt trận Dân tộc phản đế Đông Dương để thoát khỏi chiến tranh thế giới bằng một cuộc cách mạng.
1. Xa quay dệt vải: do đồng chí Thái Ngọc Dung, cán bộ phụ nữ sử dụng năm 1939 nhằm gây quỹ cho hoạt động của Đảng.
2. Báo L’Avant Garde (Tiền phong), Le Peuple ( Dân chúng) – Bên cạnh các hình thức đấu tranh chính trị, trên mặt trận văn hóa tư tưởng, báo chí cũng không kém phần tích cực, đóng góp xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh. Đảng Cộng sản đã tranh thủ sử dụng hình thức đấu tranh mới này để vạch trần chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, chống lại các luận điệu lừa mị, xuyên tạc của các tổ chức, đảng phái phản động. Ảnh hưởng của báo chí công khai của Đảng, của mặt trận Dân chủ thật sự trở thành vũ khí đấu tranh của quần chúng cách mạng.