Phòng “Thiên nhiên – khảo cổ” Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày 2 nội dung chính: Thiên nhiên và khảo cổ.
Với 23 hình ảnh, 218 hiện vật, 6 bản đồ và sơ đồ giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản về: cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, động vật, thực vật, tài nguyên khoáng sản, những di chỉ khảo cổ chứng minh vùng đất này đã có con người sinh sống cách ngày nay 3.500 năm.
Phần thiên nhiên:
Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa nưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thành phố có nhiệt độ trung bình 27độ C, cao nhất là 40 độ C, thấp nhất là 13,8 độ C. Lượng mưa trung bình đạt 1.949mm/ năm.
Địa chất – thủy văn:
Địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh có 3 dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồi gò ( Long Bình – Thủ Đức): sườn thoải cao 20-25m.
+ Địa hình đồng bằng ( nội thành, Hóc Môn, Củ Chi): cao 5 – 15m.
+ Địa hình ngập mặn ( Cần Giờ): cao 0,5- 1m
Tại phòng trưng bày Thiên nhiên – Khảo cổ, Bảo tàng đã trưng bày , tái hiện địa hình ngập mặn và đồi gò với những loài động thực vật đặc trưng, nhằm giúp quý khách có cái nhìn trực quan sinh động về sự phong phú và đa dạng hệ thống sinh thái của vùng đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
+ Địa hình ngập mặn :
+ Địa hình đồi gò:Với những loài động thực vật tiêu biểu như cây tràm, cây đước, cây bần, con cá sấu, con rùa….Tiêu biểu là rừng Sát Cần Giờ từ vùng đất hoang hóa, rừng bị hủy diệt, sau hơn 30 năm Thành phố tập trung đầu tư trồng lại và bảo vệ, đến nay đã có hàng chục ngàn hecta rừng đước xanh tươi. Với kết quả đạt được, năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam.
Tái hiện lại cảnh khu rừng với những loại gỗ quý và các con vật tiêu biểu. Trưng bày mẫu các loại gỗ quý như: gỗ đỏ, hương thông, sơn trắng, giáng hương, sao đen, gõ mật, căm xe….
Địa chất:
Vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh được kiến tạo cách ngày nay 150 – 152 triệu năm, có 5 hệ và 5 tầng , được cấu tạo từ các tầng đất đá có thành phần, nguồn gốc và tuổi khác nhau.
Các mẫu địa chất được trưng bày từ cổ đến trẻ như:
+ Đá Andesit, phiến sét, đá cát kết tủa, sét thuộc hệ tầng Long (cách ngày nay 152 – 135 triệu năm).
+ Sét thuộc hệ tầng Bà Miêu (cách ngày nay 2,3 – 1,6 triệu năm).
+ Sạn sỏi, đá laterit, sạn sỏi bị laterit hóa thuộc tầng Thủ (cách ngày nay 0,73 – 0,127 triệu năm).
+ Bộ sét cát màu xám thuộc tầng Củ Chi (cách ngày nay 0,127 – 0,07 triệu năm).
+ Sét bột, sét bột màu xám thuộc tầng Bình (cách ngày nay hơn 6000 năm).
+ Sét hỗn hợp, than bùn thuộc tầng Cần ( cách ngày nay dưới 6000 năm.
Khoáng sản:
Khoáng sản Thành phố Hồ Chí Minh khá phong phú và đa dạng, tất cả có 179 mỏ, điểm quặng, chủ yếu là phi kim loại; trong đó có 31 mỏ lớn, 24 mỏ vừa và 61 mỏ nhỏ, còn lại là các điểm quặng.
Một số mẫu khoáng sản tiêu biểu được trưng bày như: than nâu, than bùn, chì, kẽm, Kaolin, sét kỉ thuật các loại…..
Hệ thống sông rạch:
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai con sông chính: sông Sài Gòn và Đồng Nai, và rất nhiều con sông nhỏ khác như : sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Lò Rèn, sông Đinh Bà, sông Lò Vôi, sông Lôi Giang, sông Gia Be, sông Bà Vú, sông Đông Hòa….
Ngoài những con sông kể trên, thành phố còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt như : Rạch Gò Dưa, rạch Ông Lớn, rạch Gò Nổi, rạch Giồng, rạch Tôm, rạch Tắc Kè, rạch Cầu Kho, rạch Rõng Trầu, rạch Dừa, rạch Khe Đôi Lớn, rạch Chàm sấu, rạch Cá Nhám Lớn, kênh Láng The, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Bến Nghé, kênh Lò Gốm, Kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ…..
Bản đồ các hệ thống sinh thái động và thực vật:
Trên cơ sở địa hình và khí hậu thuận lợi, động thuận vật nơi đây rất đa dạng. Tuy nhiên trải qua thời gian con người khai thác tự nhiên và do ảnh hưởng của chiến tranh nên hệ sinh thái thay đổi khá nhiều. Vùng đất quận 9, quận 2, Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn trước đây là rừng nhiệt đới và trảng cỏ nguyên sinh, trong rừng có các loại cây họ dầu và nhiều lại gỗ quý như trắc, cẩm lai, gõ, gỗ mun…Thảm thực vật tiếp giáp cỏ tranh, ở Củ Chi, Hóc Môn có những rừng tre dày đặc. Tại vùng đất đầy lầy, bãi bồi ở Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, có các loại cỏ lác, bàng, đước.
Phần khảo cổ
Vùng đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã có những dấu tích của con người từ thời xa xưa. Năm 1877, kết quả khảo cổ học đầu tiên tìm thấy những công cụ bằng đá, đồ gốm và di cốt trẻ em trong các chum vò gốm tại hố móng xây dựng Nhà thờ Lớn ở Sài Gòn và một số nơi khác như Thảo Cầm Viên, Khám Lớn Sài Gòn….
Qua các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày bản đồ giới thiệu 31 di chỉ khảo cổ và những hiện vật tiêu biểu như: Rìu, các loại gạch, đá, đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai hai đầu thú, Mộ chum….. Thông qua những hiện vật này giúp người xem hình dung rõ hơn về bức tranh lịch sử của vùng đất này trong bối cảnh văn hóa thời tiền sử cách đây hơn 3000 năm và tiến trình khai hoang lập ấp của cư dân Sài Gòn – Gia Định tiếp nối cho đến hôm nay.Sau năm 1975, Viện khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát, điều tra, đào thám sát và đã khai quật được các di chỉ khảo cổ như: Di tích Bến Đò (cách ngày nay 3.500 năm), Di tích Gò Cát (cách ngày nay khoảng 3.000 năm), Di tích Gò Cát (cách ngày nay khoảng 3.000 năm), Di tích Rỏng Bàng (cách ngày nay 3.000 năm), Di tích Giồng Phệt ( cách ngày nay khoảng 2.100 năm), Di tích Giồng Cá Vồ (cách ngày nay khoảng 2.500 năm).
Qua các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày bản đồ giới thiệu 31 di chỉ khảo cổ và những hiện vật tiêu biểu như: Rìu, các loại gạch, đá, đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai hai đầu thú, Mộ chum….. Thông qua những hiện vật này giúp người xem hình dung rõ hơn về bức tranh lịch sử của vùng đất này trong bối cảnh văn hóa thời tiền sử cách đây hơn 3000 năm và tiến trình khai hoang lập ấp của cư dân Sài Gòn – Gia Định tiếp nối cho đến hôm nay.