Tín ngưỡng ở Nam Bộ
Cội nguồn văn hóa Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, con người chịu tác động nhiều yếu tố thiên nhiên, liên quan đến tư duy nhận thức, đời sống tinh thần, thể hiện qua tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng đa thần.
Thờ Mẫu: Nền sản xuất nông nghiệp, nhiều công đoạn sử dụng lao động nữ, trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, thần thánh hóa các thế lực siêu nhiên và trong vô số các vị thần có nhiều vị nữ thần được tôn thờ, như Trịnh Hoài Đức viết “Người Gia Định… hay chuộng đạo Phật, tin việc đồng bóng, kính trọng nữ thần như bà Chúa Ngọc, bà chúa Động, bà Hỏa tinh, bà Thủy long và cô Hồng, cô Hạnh…”. Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng điển hình ở Việt Nam.
Hiện vật: Bộ tượng ngũ hành bằng đất nung
Thờ Thổ địa – Thần tài: Tín ngưỡng đa thần còn được thể hiện rõ trong gia đình người Việt với tục thờ thổ công, là vị thần trông coi gia cư, định đọat phúc họa cho gia đình. Nam Bộ phổ biến thờ ông Địa. Ngoài ra Thần Tài cũng được thờ trong gia đình người Việt và người Hoa với ước mong tài lộc may mắn cho gia chủ.
Thờ Thần Thành hoàng: Không chỉ tôn thờ các vị thần tại gia, tín ngưỡng Việt Nam nhất là đối với người Việt và người Hoa còn thờ Thành hoàng. Thần được thờ tại đình làng, mỗi ngôi đình là biểu tượng thiêng liêng nhất của làng và là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng…